Chuyên mục "Lời Khuyên Bổ Ích"
- "Thất bại là mẹ của thành công" nếu như người ta biết " Thấm Thía" và ghi nhớ thất bại ấy mà thôi. Còn như thành công rồi mà đâm ra kiêu căng, tự mãn thì đó mới chính là thất bại lớn nhất của đời người.
- Đừng nhìn vào những gian khổ trước mắt mà phải đốt sáng niềm hi vọng, nhìn vào nơi chúng ta muốn đi. Một khi đã chịu đựng được một vài gian khổ lớn lao thì suốt cuộc đời còn lại, chúng ta sẽ xem những gian khổ nho nhỏ hết sức tầm thường, chẳng qua chỉ là những cơn gió tàn trước khi hết bão bùng mà thôi.
- Gần Son Thì Đỏ, Gần mực thì đen, gần người giỏi thì sáng, gần người tài thì trí, gần người dại thỉ ngu, gần người lành thì đức độ, gần người nịnh thì hay gièm pha, gần kẻ trộm thì tất sẽ làm giặc.
- Có thể nói, sung sướng nhất là khi con người là biết hòa hợp giữa an nhàn và lao động. "An Nhàn" để hưởng thụ hết hạnh phúc của trần thế và bồi bổ thêm trí lực, tinh thần cho công việc. "Lao động" để giúp con người thêm tiến bộ, tìm lấy miếng ăn chân chính và không tủi hổ là động vật thượng đẳng.
- Chỉ cần bản thân Bạn không để cho mình bị buồn bã, thì cảnh ngộ có bi thảm đến mấy cũng không thể tác động nhiều được đến Bạn.
- Trên đường đời bất cứ ai cũng có thể làm "Thầy" ta được nếu như ta biết nhận xét và học hỏi những gì xứng đáng. Cho dù là một nông dân, chân lấm tay bùn, không học thức nhưng khi ta cần đến những kĩ năng khéo léo về nghề Nông thì Họ chính là Thầy của Ta.
- Nếu như những thói quen của ta không vi phạm đến luật pháp hay luân lý đạo đức mà mang đến cho mình một sự thoải mái thì những thói quen ấy không nhất định phải thay đổi. Nếu như Bạn cứ khăng khăng cố chấp thì nhất định Bạn sẽ mãi không thể hòa đồng được với Xã Hội con người.
- Đằng sau của những người làm nên đại sự là cả một quá trình tìm tòi, không ngừng học hỏi.
- Cuộc đời của mỗi người trong chúng ta cũng giống như cuộc một du lịch vậy ."Cần Mẫn và Đau Khổ" có thể gọi đó là những phí tổn du lịch mà ta phải trả cho thiên nhiên. Trong cuôc hành trình này, nếu chúng ta biết cách thu nhận thì ta có thể có được những kinh nghiệm phong phú, bằng không cũng chỉ là những đau khổ thuần túy, chẳng có ích lợi gì.
- Đối với người hiểm ác thì nên sợ mà tránh xa, đối với người hiền đức thì nên thân mà gần gũi. Người đem điều ác đến thì ta lấy điều thiện đáp lại. Người đem lừa dối đối xử thì ta lấy ngay thẳng đáp lại. Như vậy có ai oán thù ta được mà chỉ có người tâm phục mà thôi."
- Thấy người hiền thì nên lo lắng cho mình sao ho bằng được, thấy kẻ ác thì tự xét mình có như thế không " Lại có câu khác : "Người nói ra cái xấu của ta tức là thầy ta, luôn luôn nói tốt về ta tức là muốn hại ta vậy"
- Mềm sợ cứng, cứng sợ ngang tàng, ngang tàng sợ liều lĩnh .
- Trước mặt mọi người hãy ôm hôn kẻ thù của Bạn
"Lấy oán báo oán, oán thù chập chùng. Lấy đức báo oán, oán thù tiêu giải"
- Phải hiểu rõ chính bản thân mình mới mạnh dạn, tự tin làm nên đại sự.
- Trong cả cuộc đời chúng ta, có rất nhiều đối thủ, có vô vàn mọi trở ngại. Một ngày của chúng ta sẽ giống như một trận thi đấu quyền Anh, có thể thắng mà cũng có thể bại. Vậy tại sao chúng ta lại không trở thành người chiến thắng bằng cách tự động viên mình.
- Muốn được người giúp đỡ thì trước hết hãy giúp đỡ người, giúp được càng nhiều người thì tương lai Bạn sẽ nhận được càng nhiều sự giúp đỡ.
- "Không chà đạp người thất thế ": Ta không chà đạp người thì có ai dám chà đạp ta. Hơn nữa, những người mà được ta nâng đỡ khỏi sự “Chà Đạp” trước kia cũng sẽ đứng lên bênh vực, tạo cơ hội cho ta “Trừng Trị” đối phương và dễ dàng giúp ta thuận lợi tiến đến sự thành công.
- Đối với kẻ hiểm ác thì nên "sợ" mà tránh xa. Đối với người hiền đức thì nên "thân" mà gần gũi.
- Người đem điều ác đến thì Ta lấy điều thiện đáp lại. Người đem sự lừa dối đến đối xử thì Ta lấy sự ngay thẳng đáp lại. Như vậy Ai mà oán hận ta được mà chỉ có người kính phục ta thôi.
- Mong cầu ở người khác tức sẽ không được như ý mình, nhờ cậy ở người khác sẽ không được bền lâu. Nếu phải nhờ cậy người để giúp thì hãy nhờ cậy chính mình còn hơn là mong đợi ở người khác. Hơn nữa, người được nhờ cậy sẽ làm trái với lòng mình, còn người nhờ cậy thì đánh mất chính mình, cả hai cùng mất, vậy nhờ cậy có ích lợi gì ???
- Bài học nào cũng có cái giá của nó và đừng vì thế mà tự trách mình quá đáng. Hãy tự nói vói mình :"Mau chóng dừng lại mọi sự trách cứ đối với bản thân. Bởi vì đó cũng là một loại bệnh tinh thần. Lấy hành động nào đó bù đắp lại những sai lầm đó, còn hơn là cứ ngồi mà tự trách"
- Khi chúng ta cho rằng đã chặn hết mọi cơ hội của đối phương thì cũng là lúc đã làm mất hết cơ hội của chính chúng ta .
- Khoan dung cho người cũng tức là khoan dung cho chính chúng ta nếu như sau này gặp phải tình huống " Bị dồn vào đường cùng ".
- Bớt của người mà thêm của mình, điều này nên tự cấm mình. Dù làm điều thiện nhỏ nhoi cũng nên tính toán sao cho có lợi cho người. Dù làm điều ác nhỏ nhoi cũng nên khuyên người đừng làm.
- Ngôn từ khéo léo có thể thăm dò được lòng người, hành động khéo léo có thể thăm dò được mục đích.
- Lấy sức mạnh để phục người thì người không tâm phục thật sự, bởi vì sức không chống lại được mà thôi. Lấy đức để phục người thì trong lòng người vui vẻ mà nghe theo thật sự vậy.
- Dù cho người khác có đố kỵ thế nào, ta vẫn nên đi con đường của ta. Kiên trì lý tưởng và luôn hướng về phía trước. Như vậy ta sẽ không hề bị "Đau Khổ" mà còn dễ dàng đạt được những hoài bão.
- Nếu chúng ta không dũng cảm sửa chữa những khuyết điểm thuộc về tính cách "buông thả bản thân" mà cứ dung túng cho phép ta say sưa trong niềm mê đó thì chính bản thân ta đã tự đánh mất bản thân mình lúc nào không hay.
- Giàu với sang, ai lại chẳng muốn ? Nhưng nếu chẳng phải đạo mà được giàu sang, thì người quân tử chẳng thèm. Nghèo với hèn, ai mà chẳng ghét ? Nhưng nếu chúng nó đến với mình mà mình chẳng lỗi đạo thì người quân tứ chẳng từ bỏ.
- "Như nước nhà yên trị mà mình chịu bần cùng, đê tiện, đó là sự xấu hổ. Còn như nước nhà loạn lạc mà mình hưởng phần giàu có, sang trọng, đó còn là điều đáng xấu hổ".
- Danh không chính thì Ngôn không thuận , Ngôn không thuận tức việc không thành.
- Sự giúp đỡ bên ngoài thoáng xem là một điều tốt là hạnh phúc nhưng rốt cuộc nó lại là một mầm hại, làm thui chột tính độc lập của Ta.
- Trong xã hội loài người, không tồn tại những kẻ mạnh tuyệt đối và kẻ yếu vĩnh viễn. Chỉ có kẻ mạnh và kẻ yếu nhất thời mà thôi. Bởi vậy tốt nhất nên duy trì một sự cân bằng .“Gặp mạnh tỏ ra yếu”, “Gặp yếu tỏ ra mạnh” đều có tác dụng khống chế được đối phương trong bất kỳ trường hợp nào.
- Kiên quyết nói “Không” chắc chắn sẽ có những bất mãn nhưng không thực hiện được lời hứa của mình thì chỉ làm cho mối quan hệ càng thêm căng thẳng mà thôi.
- Nếu như Bạn đã có gia tài trăm vạn, vải lụa đầy nhà, tại sao không bỏ ra một tấm da dê để giữ gìn tài sản lớn lao ấy. Đối với bạn, một tấm da dê chẵng là gì nhưng đối với những người khác thì đó thật có ý nghĩa và quan trọng.
- Nếu không tự kiểm tra lại mình, chúng ta sẽ không biết được những khuyết điểm, thiếu xót của chính bản thân mình. Không hối hận, phục thiện, chấp nhận sửa đổi sai lầm thì sẽ không tiến bộ được.
- “Vốn dĩ trong cuộc sống con người là chẳng có chuyện gì. Mọi ưu phiền đều do con người tự nghĩ ra, tự lấy phiền não trói buộc mình mà thôi”
- Sáng tạo và say mê làm việc là một đức tính quí nhưng nếu không đi đôi với nhân cách thì chỉ là ốc đảo đối kháng với tập thể chứ không thể hợp tác nổi trong bất cứ môi trường nào.
~*""*~ THE END ~*""*~
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét