Người ta nói :
"Chịu được khổ trong mọi cái khổ thì là người trên vạn người" |
Câu nói này thiên về tinh thần hơn là ám chỉ vật chất, vì khi chúng ta vượt qua tất cả mọi khó khăn thì cũng tức là chúng ta đã ở trên vạn người rồi. Trong mỗi con người từ khi sinh ra cho đến lúc chết, ít nhiều cũng có những lúc lâm vào những hoàn cảnh khó khăn, kẻ may mắn thì khó khăn ít, người xui rủi sẽ gặp toàn những trắc trở khó khăn, ngay cả đó là Vua cũng không thể thoát khỏi sự tạo hóa này.
1 cảnh vượt suối trong chuyến hành trình của đoàn du lịch |
Cuộc đời của mỗi người trong chúng ta cũng giống như cuộc một du lịch vậy. "Cần Mẫn và Đau Khổ" có thể gọi đó là những phí tổn du lịch mà ta phải trả cho thiên nhiên. Trong cuộc hành trình này, nếu chúng ta biết cách thu nhận thì ta có thể có được những kinh nghiệm phong phú, bằng không cũng chỉ là những đau khổ thuần túy, chẳng có ích lợi gì. Khi chúng ta đau khổ, có thể coi như đó là những bước lội suối băng rừng, vượt qua những ngọn núi cao hay những cây cầu nguy hiểm. Cho nên người ta nói "Từng Trải" có nghĩa là khen ngợi người nào đó đã vượt qua những khó khăn mà không bị tác động làm cho con người chán nản, buông xuôi.
Khi chúng ta vui vẻ, kì thực chính là lúc chúng ta đạt đến đỉnh điểm của sự tươi sáng, là lúc chúng ta buông hành lý xuống để hưởng thụ những thành quả, và cũng là giai đoạn để bồi bổ sức khỏe cho thật tốt để tiếp tục cuộc hành trình đầy gian nan, tranh đấu của cuộc sống. Sở dĩ, có người vươn lên cao hơn những người khác chính là vì Họ biết tận dụng thời gian để "Bồi Bổ "về tinh thần lẫn vật chất tốt hơn.
Chính vì thế mà mọi vui buồn, khổ cực trong cuộc sống ta hãy coi như đó là một sự đương nhiên. Khi làm ăn thuận lợi thì đừng quên đề phòng, tiết kiệm để chừa cho mình một con đường lui về sau khi khó khăn ập đến. Vẫn có nhiều người khó chấp nhận được "Qui Luật" này nên chỉ muốn sớm kết thúc chuyến hành trình bằng cách tìm lấy cái chết hoặc tìm đến cửa Phật để giải thoát. Nhưng cả hai không phải là phương pháp khắc phục gian khổ chân chính.
Khổ cực rèn luyện ắt sẽ Thành công
|
Có chịu khổ mới có thành công như các đồ đệ Thiếu Lâm này đây
|
Gian khổ cũng giống như luyện tập võ nghệ, càng chịu đựng được nhiều, càng luyện tập thuần thục bao nhiêu thì con người sẽ càng mau chóng lớn lên và trưởng thành bấy nhiêu. Giống như một nhà lữ hành vậy, cần phải có dũng khí, cũng chỉ người có dũng khí gánh vác mọi nguy hiểm trong suốt quá trình du lịch thì mới có thể đạt đến một môi trường sống tốt đẹp, mới có thể mưu cầu được những niềm vui mà người khác không thể có được như "Nguy Hiểm Hóa Lành" , "Hết Đêm Trời Lại Sáng"
Cho nên mỗi khi gặp nghịch cảnh, chúng ta phải nhẫn nại và hãy có lòng tự tin. Đừng nhìn vào những gian khổ trước mắt mà phải đốt sáng niềm hi vọng, nhìn vào nơi chúng ta muốn đi. Một khi đã chịu đựng một vài gian khổ lớn lao thì suốt cuộc đời còn lại, chúng ta sẽ xem những gian khổ nhỏ nhoi ấy hết sức tầm thường, chẳng qua chỉ là những cơn gió tàn sau khi cơn bão đã qua đi mà thôi.
Chúng ta ai cũng có lúc bị những áp lực của môi trường. Vào những lúc đó, chúng ta bi thương nhỏ lệ thì sao không dùng những điều kiện vốn có của mình mà từ từ rũ bỏ, đợi khi cơ hội đến thì cũng có cái mà ứng phó, cảnh ngộ mới có cơ may chuyển đổi. Muốn vậy, tất cả chúng ta phải dựa vào tinh thần lạc quan, đừng nên lơi lỏng để cho tinh thần chán nản thì mới có thể chiến thắng được gian khổ. Chỉ cần chúng ta không để cho bản thân mình buồn bã thì cảnh ngộ có bi thảm đến mấy cũng không thể tác động nhiều được đến chúng ta.
Hầu như các Nam nhân đều hiểu được ý nghĩa này của cuộc sống, vì thế có không ít người không thích cuộc sống bình thường ổn định, không có ý chí, nên đại đa số họ muốn thử thách lòng can đảm của mình bằng cách vượt qua khó khăn, kể cả trong môi trường khoa học, văn chương hay kinh doanh...
Có gian khổ cuộc sống hình như mới có nội dung, có ý nghĩa, mới đáng sống hơn. Bởi vì họ biết khi khắc phục được khó khăn, cảnh ngộ nguy hiểm qua đi, họ sẽ được nếm hương vị thật của cuộc sống, mới có thể hiểu được nỗi khổ của nhân sinh, niềm vui ra sao, mùi vị của sự bần cùng là như thế nào v..v.
Niềm vui sau khi chiến thắng |
Xem tiếp theo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét