NÓI VỀ TÍNH KHIÊM TỐN

Chuyên mục "Lời Khuyên Bổ Ích"
  •    "Khiêm thụ ích, mãn chiêu tổn" ( khiêm tốn thì được thêm cho, tự mãn thi bị mất đi ) ; câu cách ngôn này ít nhất cũng lưu truyền cho đến nay được hai ngàn năm rồi. Đó là một chân lý, thích hợp cho mọi thời đại. Chân lý này đã nêu ra cái lẽ thành công và thất bại của con người. Nhưng không phải mọi người ai cũng đều nhận ra được bài học bổ ích từ câu cách ngôn trên.
  •    Tính khiêm tốn đứng về phía một người tự nguyện học tập mà nói thì quả là điều rất quan trọng. Tri thức là cô hạn, cho dù tài năng của bạn lớn đến đâu cũng không thể nắm bắt được tất cả kiến thức về các phương diện, ngay cả là một ngành học thôi cũng đã khó rồi. Ví dụ như văn học, trong đó có văn học nước ngoài và văn học Trung Quốc, văn học Trung Quốc lại có văn học hiện đại và cổ đại, văn học cổ đại lại chia làm từng thời kì...
Tinh lực của con người có hạn, nên muốn tinh thông tất cả thì làm sao có thể làm được ? Tri thức đã phong phú vô hạn, muốn nắm được một môn khoa học thì phải từng bước rèn luyện, không thể mang cái bệnh nóng vội, vi phạm qui luật khách quan, cũng không thể cho là vừa mới hiểu được một điểm là tự cho rằng cái gì cũng hiểu biết, đâm ta tự mãn. Có một câu chuyện "Từ Tam đến Vạn" như sau :
  •  Có một đại địa chủ, nhà rất giàu nhưng bao nhiêu đời đều không có văn hóa. Một năm nọ, tên địa chủ rước một ông thầy đến dạy con học viết chữ. Viết một nét ngang, ông thầy bảo chữ này đọc là "Nhất", viết hai nét ngang, ông thầy bảo đây là "Nhị", viết ba nét ngang, lại bảo đây là "Tam". Thằng bé học xong ba chữ ấy liền lập tức tỏ vẽ dương dương tự đắc, vứt bút chạy đến chỗ cha nó nói : " Con biết rồi, con biết rồi, không cần làm phiền thầy nữa, uổng phí tiền học lắm, cho thầy nghỉ dạy đi " Cha nó nghe nói rất mừng, liền theo lời con mà cho ông thầy thôi dạy. 
  • Một thời gian sau, tên địa chủ định mời một người bà con tên họ Vạn đến uống rượu, từ sáng sớm đã gọi thằng con dậy, bảo viết một tấm thiệp mời. Nhưng hơn nửa ngày trời nó vẫn chưa viết xong, tên địa chủ đến giục nó, thằng con phàn nàn : "Họ của người ta nhiều như thế, tại sao không lấy họ gì lại lấy họ Vạn nhỉ ! Từ sáng sớm tới giờ, con mới viết xong được năm trăm vạch !"

 Có một số người giống như con của tên địa chủ kia vậy, mới học được một tí, thậm chí chưa sờ được tới nguyên tắc, mà đã cho rằng mình tài giỏi lắm rồi. Trái lại, học được nhiều rồi, có một chút khả năng thật sự, mà lại khiêm tốn. Thường là thế này : càng là người không có khả năng thì càng tự mãn, càng là người có khả năng thì càng khiêm tốn. Câu chuyện "Từ Tam đến vạn" này có ý nghĩa sâu sắc, người ta sẽ nhận được một số bài bổ ích từ trong đó.

   "Con người có thể bị giết chết, sách có thể bị thiêu hủy nhưng chân lý thì lại giết không chết, đốt không cháy, nó càng ngày càng tỏa ánh sáng rực rỡ "
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Không có nhận xét nào: