HỌC HỎI NHỮNG NGƯỜI HIỂU BIẾT



  Đối với xã hội cuộc sống con người chúng ta, "Học hỏi" không bao giờ thừa :
"Kiến Thức không có trọng lượng , nó là kho báu vô giá mà chúng ta, bất cứ lúc nào, ở đâu cũng có thể mang theo "
  Cũng như các hiền sĩ ngày xưa thường nói :
"Càng học càng thấy mình ngu dốt" là đúng.
Cuộc đời con người không thể không có những khó khăn, những vướng mắc. Có khó khăn, có vướng mắc thì mới cần sự chỉ bảo của người khác, đặc biệt là ở những người có học thức và kinh nghiệm. Sự học hỏi nơi những người này sẽ mang lại sự tích lũy kinh nghiệm cho bản thân, tuy rằng không nhất thiết phải thực hành theo đúng từng hoàn cảnh đó, bởi vì xã hội và cuộc sống chắc chắn thiên biến vạn hóa, không thể giống nhau như đúc được.
Hiện tại xã hội loài người đang tiến triển một cách vũ bão, nếu như mình không học hỏi để hòa nhập vào thì chắn chắn đồng nghĩa với thất bại. Vấn đề này mọi người đều hiểu nhưng để thực sự làm được thì không phải là đơn giản. Nguyên nhân chính là con người ta luôn có 2 mặt. Một mặt thì luôn muốn mình tiến bộ nhưng mặt còn lại thì lại sợ người khác chê cười, không dám học hỏi. Chúng ta cần phải suy nghĩ chín chắn, thu xếp cả hai mặt sao cho hài hòa thì mới phát triển, tích lũy kinh nghiệm trong trường đời.
Thông thường người chủ quan về kiến thức rất ngán ngại học hỏi vì sợ lộ ra khuyết điểm. Người có cá tính tự kiêu, ngạo mạn lại càng khó mở lời hỏi ai bất cứ việc gì, theo chủ ý của mình mà phê bình, xét đoán dẫn đến những sai lầm khó sửa. Vì vậy một khi cần "Thỉnh Giáo" những người hiểu biết thì phải vứt bỏ thái độ chủ quan của mình. Nếu xét bản thân chưa loại bỏ hết sự chủ quan thì chẳng nên "Thỉnh Giáo" làm gì, chắc chắn những chỉ dẫn của người khác sẽ không thuận theo suy nghĩ, thậm chí "Lời Thật Mất Lòng" càng thêm mâu thuẫn mà thôi.
Là con người, ai mà chẳng có ước muốn, nhưng để thực hành được những ước muốn đó thì cần phải suy nghĩ chính chắn bằng những kinh nghiệm mà người hiểu biết truyền đạt lại, có vậy tiền độ mới xán lạn rộng rãi.
  Hãy nhớ rằng Trí tuệ của con người có hạn, dù thông minh đến đâu, khôn khéo đến mấy, trong nhiều trường hợp cũng cần phải học hỏi kinh nghiệm nơi những người hiểu biết về vấn đề ấy.
Một người muốn làm nên đại sự thì luôn luôn phải có tinh thần bất khuất, dám đối diện với phía trước nhưng nếu như có thêm những bộ óc đầy kinh nghiệm hỗ trợ phía sau thì đại sự sẽ dễ dàng thành công hơn nhiều lần. Hãy xem những người tay trắng mà học lập nên cơ đồ. Trước khi lập kế hoạch, họ đều phải tính toán rất kỹ, mang hết kiến thức của mình ra tính toán cẩn trọng, xét kỹ kế hoạch ấy có phù hợp với tài lực và bản thân mình không. Sau khi đã xác định kế hoạch rồi, họ chưa thi hành ngay mà tìm đến người khác có nhiều kinh nghiệm hơn để xin ý kiến. Vì lập trường của người hỏi là vô tư nhất, hoàn toàn không bị tổn hại gì đến lợi ích của họ nên sự phân tích và đánh giá chắc chắn phải khách quan hay ít ra cũng bổ ích về mặt nào đó. Sau khi tiến hành từng bước đầy cẩn trọng, họ mới bắt đầu thực thi kế hoạch và kết quả luôn thành công.
Hiện tại xã hội ngày càng văn minh, phát sinh ngày càng nhiều điều mới lạ cần phải học hỏi nhiều hơn nữa thì mới không như con thuyền đứng giữa dòng nước xảy xiết : "Không tiến tức là lùi" mà lùi giữa thời đại đang tiến triển như vũ bão thì chắc chắn đồng nghĩa với thất bại. Có người cho rằng : "Thất bại là mẹ của thành công", vì vậy thất bại một vài lần "không hại gì", mà càng thêm kinh nghiệm. Có thật như vậy không ? Xin được nói riêng trong tiểu mục tiếp theo.
  Đằng sau của những người làm nên đại sự là cả một quá trình tìm tòi, không ngừng học hỏi. Tại sao chúng ta lại không bắt đầu từ đây nhỉ ???
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Không có nhận xét nào: