Những Cấm Kỵ Cần Chú Ý
Trên thế gian này không có chuyện gì là tuyệt đối cả. Vì vậy phương cách ứng xử giữa con người với nhau cũng không hoàn toàn tuyệt đối. Để giành được những thành công trong cuộc sống xã hội, đương nhiên là ai cũng có lời khuyên là đừng bao giờ để lộ ra những yếu điểm, những mặt khiếm khuyết của mình cho đối phương hay biết. Nhưng trong những hoàn cảnh đặc biệt, công khai thừa nhận chỗ yếu kém của bản thân, cố ý để lộ ra điểm yếu về một số mặt lại là một cách xử thế có lợi.
Những người thành công trong sự nghiệp, may mắn trong cuộc sống thường bị người khác đố kị là do những nguyên nhân khách quan mang lại. Trong khi chưa có cách nào loại trừ tâm lý xã hội thì việc sử dụng phương cách để lộ chỗ yếu một cách thích hợp có thể làm giảm bớt căng thẳng đến mức thấp nhất. Có thể làm cho những người có hoàn cảnh không bằng mình giữ được trạng thái cân bằng.
Chúng ta thử nghĩ mà xem : Nếu có một người hàng xóm là một ngôi sao nổi tiếng thì chúng ta có giám đến gần mà thân không ? Nhưng nếu người ấy để lộ cho Ta biết là họ cũng “Thích” được la cà uống rượu, tâm sự với bạn bè nhưng vì địa vị không cho phép thì có lẽ Ta đỡ “Mặc cảm” hay đố kỵ hơn. Bởi vì Ta nghĩ họ cũng như mình vậy. Chỉ vì công việc, địa vị mà bắt buộc họ mới phải giữ mình mà thôi.Hình ảnh các ngôi sao sống giản dị :
Thành Long luôn xuất hiện với phong cách giản dị và thân thiện. |
Có thừa điều kiện sống xa hoa nhưng Lionel Messi vẫn thích sống giản dị |
Hào hoa nhưng giản dị và mẫu mực, đó chính là Kaka |
Tuy nhiên để việc bộc lộ ra điểm yếu có hiệu quả tích cực, Ta cần phải biết lựa chọn nội dung : Người có địa vị cao khi ở trước mặt người có địa vị thấp không ngại nói ra học vấn của mình không cao, kinh nghiệm có hạn, năng lực tri thức có chỗ chưa đủ, tỏ ra mình cũng chỉ là một người bình thường. Người thành công nên nói nhiều về những thất bại của mình để người khác có cảm giác là “Thành công không dễ dàng gì”.
Đối với những người có điều kiện kinh tế không bằng mình có thể nói về nổi khổ của bản thân như nợ nần, con cái học hành không tốt cũng như những khó khăn trong công việc, để đối phương thấy được rằng “Mình cũng vất vả mới có được” ;
Thí dụ, là một chuyên gia đầu ngành quản lý hàng chục nhân viên, vấn đề kỹ thuật tất nhiên là phải thông thạo hơn nhân viên nhưng Ta có thể “Tiết lộ” một chút, thừa nhận rằng mình vẫn còn nhiều khuyết điểm trong cuộc sống. Chẳng hạn như chưa nấu ăn bao giờ, hay cũng có thể tiết lộ trong cuộc sống thường nhật thường bị người khác chê cười như thế nào về vấn đề nhỏ nhặt, miễn sao không phương hại đến ngành nghề hoạt động. Những “Tiết lộ” này không xấu hổ chút nào vì đó là chuyện bình thường của bất cứ ai nhưng lại có tác dụng khiến cấp dưới “Cảm thông” và càng nể phục hơn vì đã dám nói ra những khuyết điểm của mình.
Đối với những người thành công là do khách quan hoặc do thời cơ đến ngẫu nhiên thì càng nên nói thật ra. Thừa nhận mình chỉ là “Mèo Mù Vớ Cá Rán” mà thôi. Có thể người khác sẽ cười thầm nhưng một khi chúng ta chứng minh được sự nghiệp về sau càng phát triển thì họ sẽ chuyển sang tâm lý “Kính Phục”. Còn hơn là phải che giấu khuyết điểm, nếu như việc lộ ra thì càng bị chê cười nhiều hơn thôi.
- Tỏ ra yếu đuối còn được biểu hiện bằng hành động. Bản thân đã thành công và có một vị trí nhất định trong sự nghiệp thì trong những phương diện nhỏ cho dù là hoàn toàn, có điều kiện để cạnh tranh với người khác cũng nên có chút nhượng bộ, tạo tâm lý "Đắc thắng", họ dễ dàng bỏ qua tâm lý đố kỵ, hoặc tìm cách "bới lông tìm vết" nói xấu bạn. Nói một cách khác, ngoài sự nghiệp ra nên tỏ ra thờ ơ với những lợi ích nhỏ nhoi bởi vì thành công của bạn trở thành mục tiêu đố kỵ của người khác, không nên vì một chút lợi nhỏ mà "Dẫn lửa đốt thân".
Muốn duy trì sự thành công, các doanh nghiệp tập đoàn lớn không ngừng ngại vung tiền ra quảng cáo, thậm chí là cứu trợ, từ thiện để đánh bóng thương hiệu của mình. |
---Tỏ ra yếu đuối là một phương thức rất trí tuệ nên hầu như người có đầu óc khi đã đạt được thành công đều rất quan tâm thực hiện. Nó có thể làm cho những người xung quanh Ta đạt được tâm lý an ủi, cân bằng đố kị, làm giảm hoặc làm mất đi những nhân tố tiêu cực ngăn cản trên bước đường thành công của Ta.
Về mặt triết lý thì nên “Cho người một con đường để đi”. Về mặt tâm lý thì nên “Hãy cho người khác chút sĩ diện bề ngoài” và giữ lại cho mình sự thực dụng. Nếu như Bạn đã có gia tài trăm vạn, vải lụa đầy nhà, tại sao không bỏ ra một tấm da dê để giữ gìn tài sản lớn lao ấy. Đối với bạn, một tấm da dê chẵng là gì nhưng đối với những người khác thì đó thật có ý nghĩa và quan trọng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét