DO DỰ LÀ TRỞ NGẠI LỚN NHẤT

Những Cấm Kỵ Cần Chú Ý
Nếu do dự ngại ngùng khi đứng trước cuộc đàm phán
thì bạn sẽ đánh mất đi cơ hội
Động vật không hề do dự hay ngại ngùng trong tiếp xúc với đồng loại, chỉ khi nào cảm thấy bị nguy hiểm thì mới có chút phân vân. Bởi vì tất cả hành động đều xuất phát từ bản năng.
Con người khác với động vật là vì có tinh thần và trí tuệ, có suy xét khi hành động. Vì vậy mới tạo nên ngại ngùng và do dự. Ngoài tố chất cá tính của con người ra thì còn một nguyên nhân quan trọng khác nữa là sự trói buộc của lễ giáo và sự hấp thụ của nền văn hóa khác nhau đâm ra do dự khiến công việc không thể phát triển tốt đẹp.
  Thực tế cho thấy, "Do Dự" là do tự bản thân chúng ta nghĩ ra, là một loại phản ứng của con người, tùy theo cách nhận định sự việc : ví dụ như một sự việc nào đó, người cho rằng liên quan đến đạo đức và liêm sỉ mà người khác lại cho là bình thường, chẳng có gì phải ngại ngùng xấu hổ.
Trong thế giới ngày nay, ai mà chẳng có khát vọng thăng tiến, tìm cơ hội để tỏ ra thực lực của mình. Vì thế chỉ cần ta chậm một bước là sẽ mất đi cơ hội, “Ngại Ngùng - Do Dự” lúc này trở thành “Vật Cản” rất quan trọng.
Trong những trường hợp này Bạn có nên Do Dự hay không ?
  Ngoài chuyện tình cảm, cần phải có thời gian suy nghĩ thì về vật chất ta phải chú ý những trường hợp mà “Ngại Ngùng - Do Dự” chính là sự trở ngại, đó là :
1. Liên quan đến quyền lợi :
Quyền lợi tuy không phải là mục đích cuối cùng của cuộc đời nhưng đó lại là yếu tố cần thiết để giúp ta sinh tồn và thực thi hoài bão. Nếu như một người nói ta quá coi trọng quyền lợi, tiền bạc thì đúng là nên xét lại nhưng cũng không nên ngần ngại, do dự thái quá bởi vì nếu ta đã hoạch định thu nhập bằng chính tài năng, công sức của mình, hợp với nhân luân thì cứ thẳng thắn, mạnh dạn bảo vệ nó.
2. Khi muốn từ chối một chuyện gì đó :
Mối quan hệ tình cảm cũng là nguyên nhân làm cho người ta phải do dự, ngại ngùng, không phân biệt đâu là giới hạn : Thí dụ bạn bè nhờ bạn đứng ra vay mượn tiền do đã than vãn vì quá khó khăn. Bạn "động lòng trắc ẩn" chạy đôn chạy đáo, đứng ra bảo đảm vay mượn ngân hàng mà không nghĩ đến kết quả ra sao !! Trường hợp này nếu bạn ngại ngùng - do dự để có thời gian suy nghĩ chính chắn thì hay biết bao. "Hăng hái giúp người  không đúng lúc chính là hại mình ", mà cũng khôn hề được tiếng là "Đắc Nhân Tâm" chút nào.
3. Khi có việc cần yêu cầu : 
Thí dụ như bạn là người có quyền hành trong công ty, nếu nghĩ đến "Tình cảm" mà ngại ngùng, do dự sai phái, quyết đoán trong một vài công việc nào đó thì kết quả chắc chắn thất bại. Bạn phải suy nghĩ đâu có việc công, đâu là việc tư. Bạn do dự ngại ngùng tức là không những đánh mất đi tính cách của một người lãnh đạo mà còn làm cho cấp dưới khinh nhờn nữa.

  Vì vậy chúng ta cần phải rèn luyện ý chí vững vàng, kiến thức đầy đủ, có quyết tâm thì “Hiệu Lệnh” mới đúng đắn. Tuy nhiên cũng có nhiều người một khi đạt đến mức độ quyền lực nào đó thường cho rằng phải quyết đoán và dẫn đến tình huống thái quá, tức là bất chấp ý kiến của người khác, nhất định phải thi hành kế hoạch dù biết rằng có nhiều khuyết điểm đi nữa. Đây cũng chính là mặt biến tướng của “Ngại ngùng và do dự”, sợ bị  "Mất mặt ". 

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Không có nhận xét nào: