KHÔNG DỰA VÀO NGƯỜI KHÁC

Những Đức Tính Cần Rèn Luyện

  Trong các điển tích khuyên răn con người rèn luyện đức tính tốt, thường bao giờ cũng ghi chép lại vài câu chuyện mang tính cách tự chủ, không nhờ cậy ở ai bất cứ việc gì. Điển hình là trích đoạn lời đối đáp của Hồ Quyển với Ngụy Văn Hầu.

  • Ngụy Văn Hầu hỏi Hồ Quyển :
- Cha hiền có thể nhờ cậy được không ?
  • Hồ Quyển đáp :
- Cha hiền chưa đủ.
  • Ngụy Văn Hầu lại hỏi :
- Con hiền đã đủ nhờ cậy chưa ?
- Chưa đủ.
  • Ngụy Văn Hầu hỏi tiếp :
- Anh em hiền có đủ nhờ cậy không ?
- Chưa đủ.
  • Ngụy Văn Hầu vẫn hỏi :
- Tôi thần hiền đức có đủ nhờ cậy không ?
  • Hồ Quyển vẫn đáp là chưa đủ khiến cho Ngụy Văn Hầu giận lắm, nghiêm mặt nói :
 "Ta hỏi ngươi năm người thân cận nhất, có thể nhờ cậy được nhau mà ngươi một mực cho là chưa đủ thì như thế nào mới gọi là đủ ?"
  • Hồ Quyển mới thong thả đáp :
“Cha hiền không ai hơn được vua Nghiêu, thế mà con là Đan Chu phải bị đuổi : Con hiền không ai hơn được vua Thuấn, thế mà Cha là Cổ Tẩu chẳng ra gì : Anh hiền không ai hơn được vua Thuấn, thế mà em là Tượng hết sức cường ngạo : Em hiền không ai hơn được Chu Công, thế mà rốt cuộc bị Quản thúc giết chết : Tôi thần hiền đức không ai hơn Thang, Vũ thế mà nước Kiệt, Trụ bị mất nước bởi 2 người này."
  "Xét ra mong cầu ở người tất không được như ý của mình, nhờ cậy người khác chẳng được bền lâu. Nay nhà vua muốn tìm người nhờ cậy để giúp một tay bình trị thiên hạ thì hãy nhờ cậy ở chính mình, còn hơn là mong chờ ở người khác". 
  Qua đó ta có thể thấy được không có người nào có thể nhờ cậy được nếu đó là trong đại sự. Những chuyện nhỏ nhặt nếu như phải nhờ cậy ở người khác thì cũng là “Ân tình” mất rồi. Còn nếu như đó là tình cảm thân thiết thì lại ngoại lệ, không đáng đặt ra vấn đề “Ân đền nghĩa trả ”. Cũng giống như việc Công Tôn Nghi không nhận cá của người khác tặng vậy.
  "Người bị nhờ cậy sẽ làm trái với lòng mình, người muốn nhờ cậy sẽ đánh mất đi tư cách tự chủ. Thế thì cả hai cùng mất, nhờ cậy có lợi ích gì !!!" 
  • Về mặt đại sự thì càng không nên cầu cạnh kẻ khác, thậm chí không cần cả bàn bạc, mưu tính với người khác, nếu biết rằng bản thân đã có sự tính toán kỹ càng thì hãy tiến hành một cách dứt khoác. Chần chừ, do dự, thăm dò ý kiến của người khác, đó là những người không có suy nghĩ thấu đáo, không có kiến thức sâu sắc, không hoạch định chí hướng rõ ràng nên đánh mất tự tin là lẽ tất yếu vậy. 
  • Người làm đại sự không nhờ cậy, không bàn bạc, nguyên nhân chính là họ đã có sự suy nghĩ rất thấu đáo rồi, có tài năng thật sự và suy nghĩ của họ luôn phù hợp với sự phát triển của thời đại, hợp với đạo lý. Còn ngược lại nếu cứ cho rằng bản thân là hơn người, “Không biết trời cao đất rộng” thì chẳng khác nào lấy đá nặng đè lên chân mình. Thành công đó nhưng thất bại có thể thấy ngay trước mắt mình.

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Không có nhận xét nào: