BIẾT LẮNG NGHE NGƯỜI KHÁC


Biết cách lắng nghe khác nói chính là bảo bối thu phục lòng người

  Biết cách lắng nghe người khác nói hoặc biết cách gợi ý cho người khác nói chuyện cởi mở chính là bảo bối để tiến đến mức độ thu phục lòng người.

  Người xưa có câu:
"Trung Ngôn Nghịch Nhĩ lợi Vu Hạnh "

  Tức lời nói thẳng thì khó nghe nhưng lại có lợi cho đức hạnh của mình. Nếu chúng ta vứt bỏ cái tự tôn để lắng nghe ý kiến thì nhất định ta có thể phát hiện ra nhiều nhược điểm của mình mà muốn thành công thì ta phải khắc phục được nó. Thông qua đó, chúng ta còn có thể nhận biết được tâm tính, suy nghĩ và nhận thức của đối phương để làm cơ sở giao tiếp hoàn hảo sau này.
Ngoài lắng nghe ra, chúng ta còn phải biết cách dẫn dụ đối phương nói chuyện, nói ra những suy nghĩ chân thực. Chẳng hạn như đối phương sẽ sung sướng biết bao mỗi khi ta đoán ra được những từ ngữ mà Họ chưa thể diễn tả ra được.
  Tôn Tử có câu :
"Tri Kỉ Tri Bỉ Bách Chiến Bách Thắng"
   "Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng" Bạn đã thấu hiểu đối phương thì chẳng lẽ không biết được bản thân mình như thế nào hay sao ?
Muốn khiến người khác cởi mở thì trước tiên Ta phải tạo cho họ được sự tin tưởng bằng cách biểu lộ sự đồng cảm, sự chân thành của mình đối với họ. Sau đó Ta mới biểu lộ hàm ý rằng ta cũng rất thích nghe những tâm tư, cảm giác của họ. Một khi đối phương cảm thấy có người hiểu được tình cảm của mình thì chắc chắn sẽ không còn che giấu mà toàn tâm toàn ý nể phục ta. Nhưng với một điều kiện phải ghi nhớ là Ta phải giữ bí mật, tuyệt đối không nên lợi dụng những bí mật này để âm mưu bắt bí hay làm câu chuyện thêm "Hành Tỏi" kể lại cho người khác nghe. Một khi phát hiện ra rằng ta đã phá vỡ lòng tin của Họ. Ta không những sẽ vĩnh viễn mất đi tình cảm, thậm chí sẽ trở thành thù địch hoặc nghiêm trọng hơn là Ta có thể sẽ bị đối phương triệt hạ để đảm bảo bí mật. Như thế chẳng phải chính Ta đã tự đẩy mình đến chỗ thất bại hay sao ?
 - Trong chính trị cứ như Vua Tần Thủy Hoàng "Đốt Sách Chôn Nho" quy định nghặt nghèo, không cho dân chúng phát biểu thì có cường thịnh mãi đâu ! hậu quả khi Vua mất thì nước Tần cũng mất theo. Trong khi ấy, Tử Sản ở nước Trịnh biết lắng nghe lời bàn luận của quần chúng trong các "Hương Hiệu" mà trong thời gian ngắn đã đưa nước Trịnh hùng cường ngang hàng với Thất Hùng thời ấy. Tử Sản giải thích cặn kẽ về nghệ thuật lắng nghe người khác sau :

Ảnh minh họa
Ta thường nghe nói dùng lòng trung thành, lương thiện thì có thể giảm bớt sự oán hận của người khác chứ chưa hề nghe nói việc cậy quyền thế mà có thể ngăn chặn được oán hận bao giờ. Dùng quyền thế để ngăn ngừa thì có hiệu quả ngay trước mắt nhưng chẳng khác nào xây tường ngăn nước, nước càng đầy bao nhiêu thì tường dễ vỡ bấy nhiêu, tổn thất càng nặng thêm. Còn nếu biết dùng phương pháp khai thông nước thì có thể dẫn nước chảy vào biển cả. Đối xử với những lời nghị luận của dân chúng cũng giống như đối với nước, phải cho dân chúng có chỗ nghị luận thì mới không tích chứa những oán hận thành tai họa. Vì thế không nên hủy bỏ các Hương Hiệu, cứ xem những lời nghị luận của dân chúng là những phương thuốc để chúng ta trị bệnh."


Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Không có nhận xét nào: