MỚI GẶP MÀ NHƯ ĐÃ QUEN TỪ LÂU


"Mới gặp mà như đã quen từ lâu" Tiếng Sét Ái Tình chăng ???    
 "Mới gặp mà như đã quen từ lâu" là một câu nói quen sử dụng của rất nhiều người khi mới lần đầu gặp nhau. Câu nói này rất ít khi thật lòng trừ trường hợp “Sét Đánh” của đôi trai tài gái sắc thuộc về vấn đề tình yêu thì còn nhiều bí ẩn vì do thôi thúc của “Dục tình” hay “Duyên Nợ” ?
Thực ra hiện tượng “Mới gặp mà như đã quen từ lâu” có lúc cũng xảy ra nhưng rất khó giải thích bằng khoa học. Đa số trường hợp thì câu nói này chỉ mang tính chất xã giao mà người dám nói ngay từ lần đầu tiên ắt hẳn ít nhiều cũng mang chút giả dối hoặc có ý đồ nào đó.
  Cho nên ta cần nhìn nhận câu nói này một cách tỉnh táo, tìm ra ý nghĩa thực của nó ; đơn thuần đó chỉ là một câu nói khách sáo hay là một “Viên thuốc độc bọc đường. Vì vậy, khi ta và người khác gặp mặt lần đầu mà họ nhiệt tình nắm chặt lấy tay và hớn hở nói : “Tôi mới gặp anh mà như đã quen từ lâu” thì ta cần phải: 
1. Xét bản thân có cảm thấy vui mừng hay xúc động trước câu nói đó không ? Nếu có, thì hãy nhanh chóng giảm bớt những cảm xúc này để tránh mắc bẫy và bị coi là “Bạ ai cũng tay bắt mặt mừng”. 
2. Nếu đối phương có hành động tiếp theo sau câu nói thì nên duy trì một khoảng cách thiện ý để kiểm nghiệm lại và tránh bị tổn thương. 
3. Nếu cả hai đều cảm thấy quen biết nhau từ lâu thì vẫn phải xét lại xúc cảm của mình, có thể cả hai đều quá “Nhạy Cảm mà nhanh chóng tiết lộ cho nhau nhiều bí mật thì một khi tình cảm tan vỡ, đó sẽ là một nguy hại khó lường. 
  Cổ nhân có nói :
Thương nhiều ghét nhiều
Trong vấn đề tình yêu thì xúc cảm càng ghê gớm hơn nữa. Khi yêu thì thắm thiết, còn lúc tan vỡ thì từ “Yêu” đột ngột biến thành “Thù” trong nháy mắt.
Đương nhiên, nếu cả hai bên đều tỉnh táo mà nhận ra đó là sự mong mỏi của mỗi người. mọi câu nói đều phù hợp thì không cần phải bàn cãi thêm. Tốt nhất cũng nên giữ một khoảng cách nhất định và để cho thời gian xác định chính chắn.
Điều quan trọng nhất là ta cần đề phòng những người có dụng ý khác với những câu nói tâng bốc nịnh bợ, cười cợt rất thân thiện, khiến ta rối tung lên và khó cự tuyệt. Tóm lại ta cần một chút đề cao cảnh giác, bởi rất ít những trường hợp thật lòng.
Trong lịch sử, có những bậc đế vương khi nghe tin hiền sĩ đến yết kiến, đang lúc gội đầu cũng bỏ ngang, để tóc ướt mà chạy ra, tươi vui đón chào đến nỗi quên cả xỏ chân vào đôi hài. Tất cả những tình huống này đều biểu lộ một sự trân trọng và thắm thiết. Bạn không nên bắt chước tính cách này đối với người xa lạ, bởi vì hoàn cảnh của chúng ta khác hẳn. Chẳng những không có tác dụng gì mà còn làm cho những người khác có cảm giác ta đang “Vồ vập” con mồi một cách quá đáng. 

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Không có nhận xét nào: