Những Cấm Kỵ Cần Chú Ý
Chu Nguyên Chương khi lên ngôi cũng có ý như vậy nhưng con trưởng lại rất nhân từ. Cậu thấy cha mình tàn sát mạnh tay, giết hại nhiều vị công thần khai quốc nên thường khuyên can. Để dạy con, một hôm Chu Nguyên Chương chuẩn bị sẵn một cây gỗ đầy gai, vứt xuống đất, bảo con trai nhặt lên. Thái Tử lúng túng biết rất khó, lay hoay mãi mà chưa biết làm thế nào. Chu Nguyên Chương đắc ý dạy rằng : "Con không cầm lên được là vì nó có quá nhiều gai góc. Để ta gọt hết gai đi cho con, sau đó đưa cho con, như thế không tốt hơn sao ? Những người ta giết hôm nay đều là những người nguy hiểm nhất thiên hạ, có hại cho con. Loại trừ những người này đi, để lại một giang sơn ổn định, đây là phúc phận của con".
Con người sống ở đời cần phải đối phó với rất nhiều loại người, nhiều tính cách xấu tốt khác nhau. Do đó, chúng ta không thể chỉ dùng có một cách ứng xử duy nhất mà cần nhất là sự linh hoạt, không câu nệ phương pháp nhưng tốt nhất là nên vừa dụng Văn vừa dụng Võ, vừa Nhu vừa Cương, vừa dùng ân lại vừa dùng uy, tùy theo hoàn cảnh mà áp dụng. Nếu kết hợp được những yếu tố đó ta mới có thể đạt được kết quả mong muốn một cách hoàn hảo.
Đối xử với người quá khoan hậu, dễ dãi thì sự ràng buộc, chế ước sẽ không chặt chẽ. Kết quả sẽ không tốt. Mà nếu nghiêm khắc quá sẽ làm người khác nản lòng, oán hận, không hết lòng vì công việc. Có lợi tất sẽ có hại, cả hai đều không thể tương đồng. Người khôn ngoan thấu hiểu được đạo lý này và để tránh khỏi mối nguy hại thì họ không bao giờ dùng dằng ở giữa mà rất khôn khéo hình thành nên hai tính cách khác nhau trong một con người họ. Lúc là người mạnh mẽ cứng rắn, lúc là người mềm dẻo nhu hòa.
Những người khôn ngoan thì giống như những diễn viên xuất sắc, căn cứ theo vai diễn mà biến tấu khác nhau. Hôm nay là ôn nhu thuần hậu, ngày mai đã là một võ tướng sát khí đằng đằng. Việc ứng xử phù hợp với môi trường hoàn cảnh hết sức quan trọng. Nếu không phù hợp nhiều lúc còn mang đến tác hại cho mình và cho người khác.
Thừa tướng Đông Ngụy là Cao Hoan độc nắm quyền bính trong triều. Trước khi mất, Ông gọi con trai của mình là Cao Trừng đến bên giường nói rất nhiều về việc sắp xếp nhân sự để phò tá cho con trai lập nên nghiệp bá, Ông đặc biệt nhấn mạnh Mục Dung Thiệu Tông là người có thể hòa hợp lòng người. Ông Khuyên Con :
“Ta vốn không dùng ông ta là vì muốn để lại cho ngươi. Ông ta vốn lạnh lùng ác nghiệt, không cân nhắc người hiền tài nên có lợi cho gia tộc họ Cao, mục đích là để lại địa vị này cho con trai mình làm, vì thế Ngươi cần phải chú ý mà đối xử cho phù hợp”.
Sau khi Cao Trừng thay cha, theo phương châm đã định sẵn, ban cho Mục Dung Thiệu Tông quan cao lộc hậu, đối xử rất trọng vọng khiến Mục Dung Thiệu Tông cảm động vô cùng mà hết lòng phụng sự người chủ trẻ tuổi.
Minh Thái Tổ - Chu Nguyên Chương |
Lời lẽ rõ ràng như thế nhưng Thái Tử quá nhu nhược và hiền từ nên không lĩnh ngộ nổi, còn nói : "Con muốn học vua Nghiêu, vua Thuấn"
Câu này nghe rất phải nhưng Chu Nguyên Chương nghe thì rất không hài lòng. Về sau người con chưa kịp đăng cơ đã chết, khi cháu trưởng của Chu Nguyên Chương lớn không thì nhân tài trong triều đã bị giết sạch, không thể tìm đâu ra ai có thể phò giúp Chu Đệ. Chu Doãn Văn cũng chỉ cầm quyền chính trong một thời gian ngắn, sau này lạc mất tông tích không biết đi đâu.
Sự lạnh lùng tàn ác của Chu Nguyên Chương đã qua đi mà bộ mặt nhân hậu khoan dung phía sau không cất lên được. Do đó, có thể thấy giữa sự lạnh lùng và khoan hậu là cả một nghệ thuật, muốn diễn tốt, phải mất nhiều công sức. Đúng là khó tìm được một người ngồi trên cao mà có lòng nhân hậu như Thái Tử nhưng chỉ có thề áp dụng cho những sinh hoạt xã hội bình thường hoặc lĩnh vực khác, riêng chính trị thì phải biết tùy thời mà "Cương" và "Nhu". Nếu cứ khăng khăng như vậy tất nhiên phải chết thì chưa chắc Đại Nghiệp nhà Minh có thể lưu truyền nổi một ngày.
Rõ ràng việc ứng xử phù hợp với môi trường hoàn cảnh hết sức quan trọng, nếu không phù hợp nhiều lúc còn mang đến tác hại như cái chết của Thái Tử nha Minh nữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét