Những Đức Tính Cần Rèn Luyện
Tuy chỉ là lần đầu trò chuyện nhưng Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý cả 2 hầu như đã nhìn thấy tim gan của nhau |
Tiểu mục này cũng nằm trong ý nghĩa của câu nói "Biết Mình Biết Người" nhưng đặt nặng vấn đề là làm thế nào để biết được lòng người ? Duy nhất để hiểu thấu lòng người thì mới nhận định chính xác con người ấy ra sao mà thôi. Muốn vậy trước tiên ta phải rèn luyện phương pháp, xuyên qua ngôn ngữ, hành động hoặc cách ứng phó với mọi việc để hiểu thấu lòng người. Phạm vi để rèn luyện rất rộng nhưng tựu trung lại của tất cả những hành vi ngôn ngữ đều có mục đích cả. Dù lớn hay nhỏ cũng đều có mục đích nhất định. Nếu nói không mục đích thì hoạt động của con người là hoàn toàn vô nghĩa.
Cuộc sống của con người là vô cùng đa dạng và phong phú. Cho nên cũng có muôn ngàn cách biểu hiện khác nhau. Theo khoa học thì mục đích có thể phân thành "Mục đích lâu dài" và "Mục đích trước mắt"; "Mục đích có ý thức và vô ý thức".
1.Mục đích lâu dài :
Là sử dụng những sách lược cố định, thời gian để hoàn tất là rất lâu. Có thể trong thời gian đầu ta cũng không thể thấy được gì. Điển hình là Tôn Võ biết nước Ngô chỉ trị vì được vài chục năm nhưng vẫn ra sức phò giúp. Lấy kiến Văn tài năng của mình thực nghiệm. Sau đó lại biết nước Việt mới là nước hưng thịnh nhưng "Xong việc rồi" quyết từ tạ vào núi ẩn cư, bao nhiêu công lao hạng mã ông đều bỏ lại phía sau.
2. Mục đích trước mắt :
Ví dụ một người muốn nhờ vả cấp trên giúp họ làm việc gì đó thì mục đích trước mắt chỉ là lấy lòng cấp trên nhưng mục đích thực chất sẽ còn "Âm Thầm" tìm cơ hội thăng tiến nhiều hơn cả cấp trên của mình nữa. Thí dụ như Quí Cao, làm chức Sĩ sư nhà Chu thời Xuân Thu Chiến Quốc, với mục đích chấn chỉnh pháp luật, thi hành trừng trị công minh, đã ra lệnh chặt chân người giữ cổng thành, đó là mục đích trước mắt, chưa nghĩ tới mục đích ý thức là dùng sự nghiêm minh, ngay thẳng của mình để giáo hóa người dân.
3. Mục đich ý thức và vô ý thức :
Nói chuyện với người khác để giải bày tâm sự, tìm hiểu tri thức từ bạn bè; mục đích vô ý thức như bắt chuyện với người không quen biết chỉ vì muốn nói chuyện phiếm hay giữ gìn phong cách giao tiếp của mình. Thí dụ như một người chưa nghe nhạc thính phòng bao giờ, chợt mua vé đi xem thì ; Một là có ý muốn tìm hiểu xem nó "hấp dẫn" ra sao? Hai là vô ý thức chỉ muốn lấy không gian yên tĩnh, nhẹ nhàng của thính phòng để thư giãn tâm hồn.
1. Không được quên nguyên tắc: "Không mục đích thì không hành động" ngay cả trong ngôn ngữ luôn chứa những mục đích.
2. Phân tích kỹ càng trước sau nguyên nhân, bối cảnh, lợi ích của hành động. Cuối cùng kết luận "Anh ta" làm như vậy vì cái gì ? tức là biết rõ mục đích của hành động.
3. Ngôn từ khéo léo có thể thăm dò được lòng người, hành động khéo léo có thể thăm dò được mục đích. Ví như những lời nói "Đốp Chát" khi phẫn nộ, đa phần đều xuất phát từ những suy nghĩ thật hay những lời nói thật từ đáy lòng khi say rượu.
Với phương pháp kết hợp giữa ngôn từ và hành động. Chúng ta rất dễ phát hiện ra mâu thuẫn nếu như người ấy muốn che giấu hoặc lừa dối ta điều gì. Bởi vì, vẻ "Bề Ngoài và Nội Tâm"-"Giả và Thật" dù có trộn lẫn vào nhau thì cuối cùng sẽ bị phơi bày ra ánh sáng. Bởi vì 2 thứ không thể nào "Thuận Thảo" với nhau được lâu dài.
Xem tiếp theo
Xem tiếp theo
3 nhận xét:
hay
học như vậy thì thành đa nghi tính toán, lúc nào cũng nghĩ nguwoif khác có hàm ý hay có âm mưu nhưng thực ra họ không nghĩ như vậy. Thời Xuân Thu Chiến Quốc hay thời Tam Quốc dùng thì còn được, thời nay dùng thì đúng là không hợp thời, không nghiên cứu rõ thực tiễn
học như vậy thì thành đa nghi tính toán, lúc nào cũng nghĩ nguwoif khác có hàm ý hay có âm mưu nhưng thực ra họ không nghĩ như vậy. Thời Xuân Thu Chiến Quốc hay thời Tam Quốc dùng thì còn được, thời nay dùng thì đúng là không hợp thời, không nghiên cứu rõ thực tiễn
Đăng nhận xét