Những Đức Tính Cần Rèn Luyện
Ngạn ngữ Trung Quốc có câu :
Có một điều đáng chú ý về mặt tinh thần để chúng ta đừng nên tham lam lợi nhất thời , đó lá "Tinh lực của nhân sinh có hạn". Tinh lực tạo ra thành công cho nhân sinh, thành công càng lớn tất sẽ tiêu hao nhiều. Vì thế phải chú ý, nên làm những việc có giá trị dẫn đến thành công chứ đừng vì cái lợi nhỏ làm tiêu hao dần tinh lực, đến khi muốn dồn hết tinh lực để làm việc lớn thi không còn nữa.
Tham lam những lợi ích nhất thời, nhỏ nhặt chính là làm tinh lực con người tiêu hao mà không hề nhìn thấy, hơn nữa về mặt danh dự thì việc đó cũng mang lại tổn hại vô cùng, tạo thành thói quen nhỏ nhen, bủn xỉn, tức là trái với tính cách bao dung, rộng lượng đã nói ở các tiểu mục trước. Hãy nhớ rằng, không có sự chuẩn bị tư tưởng và dồn hết tinh lực cho chí hướng, mãi lo chạy theo những lợi ích nhất thì cũng giống như "kẻ tầm thường" không thể thành công lớn được.
Ngạn ngữ Trung Quốc có câu :
“Chim Ưng cũng có lúc sẽ bay thấp hơn Gà” |
Tức để ám chỉ con người dù minh trí đến đâu, nhất thời cũng có lúc vì chút lợi lộc nào đó mà quên đi chí hướng cao xa của mình.
Người có trí tuệ luôn luôn là người có lòng rộng lượng, bao dung và cũng thường khuyên bảo mọi người rộng lượng như thế. Rộng lượng ở đây không phải xuất phát tư tinh thần hời hợt, coi việc gì cũng không đáng để tâm mà chính là người biết nhìn xa trông rộng, tức không để ham muốn nhất thời làm hư hỏng ý chí của mình vốn nhắm đến tương lai xa hơn.
Nói chung về bản chất của con người là giống nhau, người bình thường và người thông minh chỉ khác nhau rất nhỏ. Nếu người thông minh ỷ lại tính trời ban mà không sửa sang rèn tập cho mỗi ngày thêm sáng sủa ; trong khi ấy người bình thường biết cố gắng thì chẳng bao lâu sẽ ngang bằng nhau, thậm chí là còn hơn nữa.
Trong thời Tam Quốc lịch sử Trung Quốc có ghi lại đoạn về cuộc đời danh tướng Lã Mông. Ông chính là người thay mặt Lỗ Túc (sau khi Lỗ Túc chết) thống lãnh ba quân Đông Ngô và cũng chính là người tổ chức đánh úp Kinh Châu giết chết Quan Vân Trường. Khi còn làm tướng, dù việc quân rất bận rộn nhưng ông vẫn cố gắng học kinh sách, vì thời đó hầu như ai cũng “Trọng Văn khinh võ”. Lã Mông bị mọi người cho là tầm thường, chỉ ỷ vào sức mạnh nên càng cố gắng học tập. Chỉ vài năm, sau khi Lỗ Túc ghé thăm, thật sự kinh ngạc về học vấn uyên thâm của Ông và nể phục ý chí cần học ấy đến độ xin được làm bạn tri kỷ. Nếu như Lã Mông chỉ nhìn thấy lợi ích nhất thời, thỏa thích với quyền hành tột đỉnh thì cần gì phải ra sức học hành chi cho mệt ?
Danh Tướng Lã Mông (còn gọi là Lữ Mông) |
Điểm chính yếu là sự nổ lực của con người. Kết quả khác nhau do nhận thức đúng hay sai. Thí dụ như câu chuyện Công Tôn Nghi thời Tam quốc, với cương vị quyền thế ngất trời thì cần gì để ý đến mấy con cá do người khác biếu tặng. Nhưng ông suy nghĩ rất sâu xa và quyết định không nhận bất cứ con cá nào mặc dù bản tính rất thích ăn cá. Để giải thích tính cách không vì lợi ích nhất thời. Ông nói với người em mình :
“Chính vì thích ăn cá nên ta mới không nhận. Ngươi hãy nghĩ lại mà xem. Nếu như ta không phải là Tướng Quốc của một nước thì làm gì người ta đem cá đến tặng ? Ta nhận cá tức là ăn của họ một miếng, tức sau này có việc gì phải bênh vực cho họ. Như thế hóa ra vì miếng ăn mà làm việc cho người sao ? Giúp người sai trái tức có ngày bị mất chức. Vì vậy ta không muốn bị mất chức, càng không muốn vì miếng ăn mà làm trái với chức trách, lương tâm. Chẳng thà bỏ tiền riêng làm từ công sức của mình ra mua cá ăn cho thỏa thích, chẳng hay hơn là tham lam miếng ăn nhất thời hay sao?”
Có một điều đáng chú ý về mặt tinh thần để chúng ta đừng nên tham lam lợi nhất thời , đó lá "Tinh lực của nhân sinh có hạn". Tinh lực tạo ra thành công cho nhân sinh, thành công càng lớn tất sẽ tiêu hao nhiều. Vì thế phải chú ý, nên làm những việc có giá trị dẫn đến thành công chứ đừng vì cái lợi nhỏ làm tiêu hao dần tinh lực, đến khi muốn dồn hết tinh lực để làm việc lớn thi không còn nữa.
Tham lam những lợi ích nhất thời, nhỏ nhặt chính là làm tinh lực con người tiêu hao mà không hề nhìn thấy, hơn nữa về mặt danh dự thì việc đó cũng mang lại tổn hại vô cùng, tạo thành thói quen nhỏ nhen, bủn xỉn, tức là trái với tính cách bao dung, rộng lượng đã nói ở các tiểu mục trước. Hãy nhớ rằng, không có sự chuẩn bị tư tưởng và dồn hết tinh lực cho chí hướng, mãi lo chạy theo những lợi ích nhất thì cũng giống như "kẻ tầm thường" không thể thành công lớn được.
1 nhận xét:
good.
Đăng nhận xét