LẠNH LÙNG KHÓ DẪN ĐẾN THÀNH CÔNG

Những Cấm Kỵ Cần Chú Ý
Vẻ mặt lạnh lùng  thiệt khiến người ta khó gần
  Người có cá tính lạnh lùng hầu như xuất phát từ nguyên nhân hoài nghi cuộc sống. Họ cho rằng thế giới này việc gì cũng là lừa lọc, dối trá nên không bao giờ chấp nhận ngay mà chờ có thời gian để suy xét, bảo vệ bản thân. Điều này sẽ rất khó có thể hòa đồng với mọi người, và rất dễ trở thành người cô độc, mất hết bạn bè và những người thân cận.
"Lạnh lùng" không những đánh mất cái Tôi mà còn coi thường sự tồn tại của người khác. Là “Khắc Tinh” quan trọng trong Nghệ Thuật Đắc Nhân Tâm. Dù là người tài giỏi, có danh vọng địa vị, dẫu Ta có kính phục đến đâu đi chăng thì cũng không dám “Gần gũi” lâu dài. Có thể nói, "Lạnh lùng" chẳng những không làm nên đại sự mà còn tạo cho người ta có cảm giác “Xa lạ”, “Lạnh lẽo”. Chính cái vui cười, có hàm ý sâu sắc mới mang lại tác động mạnh mẽ vào tinh thần cho người khác.
Nổi tiếng nhất là Hán Vũ Đế vào thời Hán Triều, là người vừa có tính cách quyết liệt lại vừa anh minh trong việc cai trị, Hán Vũ Đế chưa hề nghĩ đến Hòa đồng mà chỉ toan tính tiêu diệt. Chính vì vậy mà các quần Thần ít ai dám đứng ra thẳng thắn trình tấu, nếu như có thì cũng sẽ “Bất hạnh” như Tư Mã Thiên mà thôi. Thế mà vẫn có một người ung dung dám trêu trọc nhà Vua. Không chỉ một lần mà là nhiều lần. Sử dụng phương cách hài hước, âm thầm tặng cho nhà Vua nhiều bài học thấm thía. Người đó chính là Đông Phương Sóc. Ông đã vận dụng trí tuệ của mình thành những lời khuyên nhẹ nhàng nhưng hàm ý đầy sâu sắc khiến Hán Vũ Đế không thể không phục.
Chiêu Bình Quân tính khí hung hăng tàn nhẫn, ỷ lại vào việc mình đã được Mẹ là công chúa Long Lự ( Em Vua) trước khi chết đã dùng vô số châu báu để chuộc tội cho con mình nếu như sau này có phạm lỗi. Vì vậy mà Chiêu Bình Quân càng thêm hung hãn hơn, gây ra rất nhiều tội ác trong chốn kinh thành. Rốt cuộc bị Đình Úy bắt được và đưa lên Vua xét xử. Hán Vũ Đế vốn thương mến công chúa Long Lự, và lại có nhận lời che chở Chiêu Bình Quân nên rất lưỡng lự. Bởi luật pháp nghiêm minh, các quan thần vốn lại rất oán hận Chiêu Bình Quân nên cùng nhau dâng sớ mà xử tội. Tuy Hán Vũ Đế rất đau lòng nhưng đành phải hạ chiếu xử tử Chiêu Bình Quân theo luật pháp.
 Đang lúc rưng rưng nước mắt thương cảm thì Đông Phương Sóc bước lên, vui vẻ cầm rượu chúc mừng nhà Vua và cho rằng việc hành hình này là đại phúc của Thiên Hạ. Rất tức giận, Vua quay mình đi thẳng vào Cung. Chiều hôm đó, Hán Vũ Đế triệu Đông Phương Sóc vào Cung hỏi: 
Cổ nhân thường dạy khi nói năng bất cứ việc gì đều phải xem xét hoàn cảnh thì mới không bị người ta chán ghét. Hôm nay khanh mời rượu ta có đúng lúc chăng?”


  Đông Phương Sóc ung dung đáp :
"Thần nghe nói con người vui quá thì hại Dương, buồn quá thì tổn âm mà rượu có thể làm tiêu bớt những sầu não. Vì thế thần đứng ra mừng rượu là để tuyên dương sự công chính của bệ hạ, không vì người thân mà bỏ mất luật pháp. Đồng thời lấy rượu tiết chế bớt sầu não của bệ hạ, không để ngọc thể hư nhược. Đó chính là mừng rượu đúng lúc vậy. "

Hán Vũ Đế nghe xong không những không bắt tội mà còn trọng thưởng nữa.
  
  Trong những trường hợp này, lạnh lùng chẳng thể mang lại tác dụng như Đông Phương Sóc đã làm. Thậm chí còn có thể suy đoán biết đâu Hán Vũ Đế còn xuống chiếu ban bố nhiều quyết định tàn khốc hơn để “Trút bỏ” nỗi tức giận của mình nữa.

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

1 nhận xét:

Nặc danh nói...

Thế bây giờ gặp tiểu nhân lừa lọc thì có nên lạnh lùng không ::) có khi phải tàn nhẫn luôn , nói chung đọc rất bổ ích còn ứng sử thì rõ ràng ai cũng muốn vui vẻ rồi . Đâu có ai muốn lạnh lùng lạnh toát làm gì đâu . Nhưng người bản sắc lạnh có lẽ do tính họ là người cẩn trọng mà thôi ...