NHỮNG GIÁ TRỊ TÍCH CỰC CỦA NHO GIÁO CẦN ĐƯỢC PHÁT HUY



  • Có thể nói, nhiều tư tưởng của Khổng Tử như học thuyết “Chính Danh”Ngũ Luân”, tư tưởng về giáo dục và tự giáo dục là những tư tưởng nền tảng ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần và hoạt động thực tiễn của dân tộc ta. Đặc biệt là trong giai đoạn giáo dục nước ta đang có những bước chuyển mình như hiện nay thì học thuyết về “Chính Danh” “Ngũ Luân” tư tưởng về giáo dục và tự giáo dục của Khổng Mạnh có giá trị rất lớn. 
  • Trên thực tế, chúng ta không thể phủ nhận một điều rằng, cùng với nền kinh tế thị trường, cùng với sự mai một, xuống cấp về Đạo Đức thì truyền thống tôn sư trọng đạo, lễ nghĩa thầy trò… cũng ngày càng có chiều hướng đi xuống… Chính bởi thế mà trong giáo dục rất cần thiết phải khôi phục, phải giáo dục về “Lễ”. Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên kết hợp giữa Giáo dục đạo đức và giáo dục pháp luật (Đức trị và Pháp trị).
  • Thực tế cho thấy, xã hội của chúng ta chưa thịnh trị, chưa thực sự bình ổn mà còn nhiều vấn nạn, cần thiết phải giáo dục Đạo Đức, cần thiết phải thức tỉnh lương tâm, thức tỉnh bản chất con người; phải sống không những có trách nhiệm với bản thân mà còn phải sống có trách nhiệm với gia đình và xã hội . Như chúng ta đã nhìn thấy người Nhật đã thể hiện ra những đức tính của họ như thế nào trước cơn sóng thần và động đất vừa qua mà nền móng là ngành giáo dục . 
  • Để có được chất lượng, hiệu quả giáo dục tốt chúng ta cũng cần phải nhìn nhận lại, vận dụng hợp lý học thuyết “Chính Danh”: trường phải ra trường, lớp phải ra lớp, thầy phải ra thầy, trò phải trò; mỗi bộ phận, mỗi cá nhân phải làm tròn vai trò, bổn phận, nghĩa vụ, quyền hạn của mình… Trong giáo dục, Khổng tử rất coi trọng nguyên tắc nêu gương người thầy, điều tưởng như đơn giản nhưng lại không dễ dàng chút nào, nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường như nước ta hiện nay… Điều đó đòi hỏi những người làm thầy sẽ phải tự nỗ lực, cố gắng rất nhiều để làm tròn phận sự của mình, để nêu một tấm gương tốt trong xã hội… 
  • Và một điều không kém phần quan trọng đó là chúng ta cần kế thừa, phát huy tinh thần học tập, khí tiết học tập, thái độ học tập để tự tu dưỡng, tự hoàn thiện bản thân mình (nhưng nội dung học tập thì cần phải thay đổi bởi Nho giáo chỉ chú trọng việc học chữ thánh hiền mà không học khoa học tự nhiên. Chúng ta phải học tập và tu dưỡng toàn diện). Xã hội ta hiện nay cần thiết mở rộng việc xã hội hoá giáo dục, tăng cường thực hành, áp dụng những kiến thức đã học vào trong cuộc sống để thay đổi thực tiễn, chống lối học suôn trên sách vở, tài liệu...

KẾT LUẬN

  Tóm lại, theo chúng tôi, trong quan niệm của các nhà Nho, xã hội lý tưởng phải là xã hội bảo đảm được sự kết hợp hài hòa giữa đời sống kinh tế và đời sống tinh thần, đạo đức lành mạnh. Và theo họ, sự hài hòa ấy là một trong những yếu tố cơ bản để giữ vững ổn định, trật tự của xã hội phong kiến. 

  Với chủ trương coi trọng đạo đức, coi việc hoàn thiện nhân cách đạo đức của mỗi người là điều kiện để xây dựng và hoàn thiện xã hội lý tưởng, Nho giáo đã góp phần tạo dựng cho con người lối sống có trách nhiệm với gia đình, đất nước, với cả chính mình và đặc biệt coi trọng trật tự, kỷ cương một lối sống mà "Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất". Nho giáo đã tạo ra một cộng đồng xã hội có tôn ti trật tự, hòa mục từ trong gia đình đến Nhà nước, thiên hạ. 

  Học thuyết “Đức Trị“ chứa đựng hầu hết các giá trị tinh hoa của Nho giáo và ngày nay vẫn rất cần được chúng ta tiếp tục nghiên cứu sâu thêm nữa và chắc chắn sẽ còn tìm được trong đó nhiều bài học bổ ích.


~*""*~ THE END ~*""*~

Các Bài Liên Quan Khác 

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

4 nhận xét:

Nặc danh nói...

cảm ơn bạn, tôi đang học môn lịch sử triết học phương đông và đạo đức học, tôi đọc bài của bạn thấy bổ ích.

Hành Trang Vào Đời nói...

Hi vọng nó có thể giúp ích được bạn trong môn học này nhé.

Nặc danh nói...

cám ơn bạn nhiều, mình đang hoc đại cương văn hóa việt nam phần nho giáo..đây đúng là phần mình cần..^^

Nặc danh nói...

cám ơn bạn nhiều về bài viết này... bài viết rất hay^^