BIẾT CHỌN THỜI CƠ THỂ HIỆN MÌNH

Những Đức Tính Cần Rèn Luyện
Không phải anh hùng nào mới sinh ra là đã có quyền thế, trí dũng song toàn. Có một số anh hùng lâm vào hòa cảnh chưa gặp thời cơ nên phải ẩn thân bằng cách giấu mình, không để cho đối phương biết được, nếu không sẽ rất dễ bị đối thủ chèn ép, trừ khử nhằm tránh hậu họa thì làm sao sinh sống yên ổn để đợi thời cơ. Như vậy làm sao để cho người khác biết được tài năng của Ta mà mời gọi ?
Nhân vật Anh hùng :  Hàn Tín
Dĩ nhiên, khi thời cơ đến, người có tài tức sẽ có cách tự giới thiệu mình. Trong lịch sử, có không biết bao nhiêu anh hùng như thế, điển hình như Trương lương, Hàn Tín, Tôn Tẩn .v..v. thậm chí là phải mất nhiều thời gian, gần như đã kề miệng lỗ như Khương tử Nha, chấp chính cho Văn Vương lúc hơn 80 tuổi.
Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa có đoạn nói về câu chuyện :
Tào Tháo uống rượu luận anh hùng nơi Hứa Đô
Đó là lúc Lưu Bị gặp nạn phải nương nhờ và được Tào Tháo đối đãi chân thành. Khi ấy, để đề phòng Tào Tháo mưu hại mình, Lưu Bị tự mình trồng rau, tưới rau bón phân như một nông dân bình thường nhằm đánh lừa Tào Tháo. Một hôm, Tào Tháo đột ngột mời Lưu bị về Phủ uống rượu, nhân lúc ngà ngà say, thuận miệng bàn luận đến chuyện anh hùng thiên hạ. Lưu Bị liệt ra một loạt các anh hùng như Viên Thuật, Viên Thiệu, Lưu Biểu, Tôn Sách, Trương Tú, Trương lỗ v..v.. nhưng đều bị Tào Tháo phản đối.
  Tào Tháo chỉ ra tiêu chuẩn anh hùng là :

Đầu mang hoài bảo lớn, bụng có mưu lược hay,
có thời cơ ôm trọn vũ trụ, có ý chí thôn tính thiên hạ"
Lưu Bị lo lắng tưởng rằng Tào Tháo cố ý ám chỉ mình. Hỏi lại :”Ai là người như vậy” Tào Tháo vốn rất thủ đoạn, dù trong lòng đánh giá Lưu Bị ra sao thì chưa ai biết nhưng lập tức trả lời :Trong thiên hạ hiện thời, nếu kể là anh hùng thì chỉ có Tháo này và Lưu Huynh mà thôi
Lưu Bị biết rằng nếu để lộ ra chí hướng của mình thì chắc chắn Tào Tháo sẽ hảm hại ngay. Vì vậy giật mình làm rơi cả đũa xuống đất, may thay vừa lúc ấy trời sắp mưa to, sấm chớp vang trời, lưu Bị liền nhân cơ hội “Ngàn Vàng” ấy ung dung nhặt đũa lên, giả vờ run sợ và nói :
Tiếng sét mới ghê làm sao, khiến tôi rơi cả đũa.
Hành động này làm cho Tào Tháo mười phần đã hết nghi ngờ tám phần, bởi vì một anh hùng “Đầu đội trời, chân đạp đất” thì lẽ đâu vì một tiếng sét mà rung đến rơi cả đũa ! Quả thật Lưu Bị đã rất khéo léo che giấu đi chí hướng của mình để đợi cơ hội thể hiện mình cũng như tránh được họa diệt thân.
  Cơ bản của việc che giấu phải tuân thủ nguyên tắc “Giấu mà không lộ” tức là những lúc có thời cơ phải nhanh chóng trổ hết tài năng nhưng cũng không nên giấu “Kín như bưng” mà đôi khi cần phải lộ ra một chút cơ bản. Nếu người có trí tuệ tất sẽ nhìn ra điều này, giống như con chim Phượng Hoàng, không để cho người khác nhìn thấy nhưng chỉ cần nhìn một cọng lông cánh rơi trên mặt đất, người khác cũng nhận thức được sự mạnh mẽ, huy hoàng của Nó ra sao ! có vậy mới đảm bảo khi thời cơ đến, người khác mới biết mà trọng dụng, thực hiện chí hướng vậy.

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

1 nhận xét:

Nặc danh nói...

Mình thật là quí bài viết này, cảm ơn bạn đã cho mình món quà quí giá !