CHÂN THẬT TẠO NÊN SỨC MẠNH


Cuộc sống 2 mặt không đi đôi với Chân Thật
Bất cứ người nào cũng có mặt ưu và khuyết điểm của nó, sở dĩ đa số người cho rằng việc để lộ ra những khuyết điểm là đáng xấu hổ, bị coi thường về tư cách và năng lực, thật ra đó chỉ là cách nghĩ nông cạn. Nhưng có mấy ai bản lĩnh tới mức dám biểu lộ bằng hết những cái xấu của mình ?
Trong giao tiếp, mối quan hệ giữa người và người chỉ là tương đối, cố gắng đối xử với nhau sao cho không sai sót, điều này làm cho cả 2 bên không còn được tự nhiên và khó đi đến chổ cởi mở.
Người đàn ông chân thật bao giờ cũng khiến cho người phụ nữ tin tưởng và qúi mến 
Người ta trở nên thân thiện, đáng yêu ở chỗ họ là một con người bình thường, chứ không phải là một thánh nhân mà Ta không thể với tới được. Có người rất thích phô trương những cái mà mình có, dù rằng nó rất tầm thường ; có người lại rất cả tin và luôn luôn bị lừa dối, nhất là những Nam nhân thiên về bóng sắc, rất dễ sa vào bẫy của nữ giới; có người lại mang tâm lý sợ hãi cấp trên hoặc "Tôn Sùng" người nước ngoài, đâm ra nịnh nọt, không thật lòng v.v.. đó là những nhược điểm của một số người.
Dĩ nhiên, mỗi người trong chúng ta cũng ít nhiều gì đều cũng có nhược điểm, chỉ là ở mức độ khác nhau. Nếu đó là những nhược điểm chết người như là cờ bạc trai gái, hút sách v.v thì không nên để người khác nhìn thấy.
Trong quan hệ giao tiếp, đôi khi quá cố gìn giữ , không để lại một nhược điểm nào lại khiến cho người đối diện có cảm giác "Không Thật" " có vẻ "Giả Dối" và " Khác người".Vì vậy, để không khí nhẹ nhàng được tự nhiên, chúng ta không cần phải gìn giữ quá đáng, nhất là khuyết điểm ấy rất con người và khó sữa chữa được. Vậy nên, làm người không hẳn cứ phải đạt 100%, đôi khi chỉ cần thể hiện ra 90% là đủ, đó mới chính là chân thật, bởi người giao tiếp mới có cảm giác "Bình Đẳng".

Những người theo chủ nghĩa Thập toàn thập mỹ (ảnh minh họa)
 Hãy nhìn vào những người theo chủ nghĩa hoàn mỹ, Họ không có kẻ hở để công kích, họ cố gắng đến mức "Giả Tạo" và thiếu đi tính chân thật của người thường. Những người này luôn phải giữ thái độ cảnh giác, dù cho môi trường khách không nhất thiết như vậy nhưng họ lúc nào cũng nghiêm chỉnh, không 1 chút tươi cười hay buông lơi công việc. Họ cũng giống như một công trình vuông vức, ngoài tính kiên cố thì ta không tìm thấy  ở đây một chút cảm hứng hay mát mẻ nào.
  Sống như vậy còn thú vị gì sao? chi bằng sống chân thật với đời mình, chẳng phải được tự do tự tại hơn hay sao? Không phải tu tiên tầm đạo hay tìm kiếm những cảnh giác cao xa thì làm gì cho mệt công....

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

1 nhận xét:

Nặc danh nói...

Ý kiến cá nhân thì mình nghĩ thì còn tùy vào góc độ tiếp cận mà sống chân thật có mặt hay mặt dở của nó. Sống chân thật tạo ấn tượng tốt nhưng cũng tạo sơ hở cho kẻ khác khai thác. Sống một cách nghiêm túc, cố gắng hướng tới một con người hoàn mỹ cũng không phải là gì xấu đáng chê trách, ai cũng muốn mình chở thành hoàn mỹ cả.
Cho nên mình nghĩ sống chân thật hay hướng tới một cái hình mẫu hoàn mĩ cũng đều có cái hay dở của nó. Tùy theo hoàn cảnh, ứng xử giao tiếp hiện tại mà chọn một thái độ thích hợp, không cứng nhắc là được.